Bộ câu hỏi phỏng vấn Du học Trung Quốc bạn không nên bỏ qua

Không có cách nào tốt hơn để tham gia một cuộc phỏng vấn hơn là chuẩn bị. Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn du học Trung Quốc phổ biến nhất và mẹo để trả lời chúng.
Trong bài chia sẻ này sẽ đề cập đến 2 loại phỏng vấn bao gồm: Buổi phỏng vấn cho sinh viên hệ Thạc sỹ – Tiến sỹ và thứ hai là buổi phỏng vấn cho hệ Đại học.
Tại sao lại có sự phân biệt như vậy? Vì phỏng vấn hệ Đại học có nội dung khá đơn giản, thậm chí nhiều trường còn không phỏng vấn.
Còn riêng về học bổng Thạc sỹ và Tiến sỹ có yêu cầu học thuật khá cao nên cần có buổi phỏng vấn để kiểm tra trình độ.
Vì vậy, bộ câu hỏi phỏng vấn du học của hai loại cũng sẽ có những sự khác biệt nhất định.
Việc giới thiệu qua đôi chút về bản thân có thể có rất nhiều cách hỏi. Nhưng nhìn chung, dù hỏi thế nào thì nội dung câu hỏi vẫn chỉ là xoay quanh việc giới thiệu về bản thân mình.
Chỉ nên khống chế thời gian khoảng 1-2 phút, không để quá dài gây mất thời gian và mất tập trung của người nghe.
Nên tập trung vào các yếu tố quan trọng. Vậy yếu tố gì là yếu tố quan trọng?
Ví dụ như là: bạn tên là gì, đến từ đâu (đến từ đâu không cần nói quá chi tiết), học tiếng Trung bao lâu rồi, đạt đến trình độ gì rồi,…
Quan trọng nhất là phải Hội đồng tuyển dụng thấy được bạn phù hợp với hạng mục học bổng mà bạn đang apply.
Ví dụ: Bạn apply ngành điện ảnh thì có thể giới thiệu mình rất yêu thích phim Trung Quốc. Apply ngàng Văn học thì khi giới thiệu phải kéo một chút văn học Trung Quốc vào câu trả lời,…
Sau khi giới thiệu về bản thân, thường sẽ đến câu hỏi về Luận án/ Đồ án Tốt nghiệp của bạn.
Ví dụ bạn apply Thạc sỹ thì sẽ hỏi “Luận án Đại học viết về đề tài gì?”, apply Tiến sỹ thì sẽ hỏi “ Luận án Thạc sỹ viết gì?”,…
Mục đích để biết trình độ nghiên cứu của bạn đang ở mức nào. Lời khuyên là bạn nên chuẩn bị trước một bản tóm tắt về nghiên cứu tại bậc học trước. Cũng như giá trị mà bạn mang lại: Luận án đó của bạn mang lại những giá trị gì? Bạn đã giải quyết các vấn đề như thế nào. Được đánh giá ra sao? (Nếu cao thì khoe ra).
Kèm theo câu hỏi về Luận án, sẽ thường có các câu hỏi chuyên môn. Câu hỏi này sẽ xoáy sâu vào các vấn đề bạn đang nghiên cứu.
Kiểu câu hỏi này rất khó để chuẩn bị. Và thường sẽ đưa ra dựa theo câu trả lời của bạn về luận án.
Giáo viên có thể hỏi thẳng trực tiếp về kế hoạch học tập của bạn. Hoặc có thể hỏi “Em dự định nghiên cứu về chủ đề gì, đề tài gì trong bậc học sắp tới?”
Cái này bạn cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Tỉ lệ hỏi vào câu hỏi như vậy rất cao.
Để trả lời cho câu hỏi này bạn nên nghĩ ra một đề tài, nếu có thể hãy thảo luận với giáo viên hướng dẫn. Vì hiện giờ có rất nhiều tiến sỹ, thạc sỹ khi apply vào trường đã phải liên hệ giáo viên hướng dẫn từ trước.
Cũng giống như câu hỏi số 2, ở câu hỏi 3 này cũng sẽ kèm theo câu hỏi chuyên môn về đề tài trong câu trả lời của bạn. Để xem xem bạn có thực sự đủ năng lực làm cái đề tài đó hay không.
Câu hỏi này thể hiện sự quan tâm thường ngày và mức độ cầu thị của bạn với chuyên ngành mà bạn đang đăng ký xin học bổng.
Câu hỏi này không có câu trả lời cố định. Vì không phải ai cũng đọc chung một sách. Bạn theo chuyên ngành gì thì nên đọc những đầu sách liên quan. Bạn có thể “lười” không đọc hết một cuốn sách nhưng có thể đọc tóm tắt để nắm được nội dung để phục vụ cho câu hỏi phỏng vấn.
Không nên trả lời là không đọc sách gì.
Cũng không nên nói sai. Trong trường họp bạn thực sự không biết thì nên thú nhận.
Ví dụ họ hỏi về quan điểm của tác giả trong một phần nhỏ của cuốn sách mà bạn thực sự không nhớ, có thể trả lời “Em đọc cuốn sách cũng khá lâu rồi nên không nhớ rõ.”
Không sao cả vì không phải câu hỏi nào mình cũng có thể trả lời lưu loát thuận lợi được.
Tiếp theo có thể bạn sẽ được hỏi “Em thấy bản thân mình phù hợp với làm nghiên cứu gì?”. Hoặc “Em đã làm những nghiên cứu khác gì?”.
Câu trả lời là những nghiên cứu bạn làm ra chính là những nghiên cứu phù hợp với bạn.
Bạn có thể đưa ra các thế mạnh, sở trường của mình. Chú ý ngắn gon, đơn giản, không cần quá dài dòng.
Với câu hỏi này, bạn nên có định hướng trước cho mình. Câu trả lời nên bám sát ngành học của bạn. Tránh sa đà vào những ngành nghề khác không liên quan hoặc mang tính chất ảnh hưởng tới chuyên ngành bạn đăng ký.
Chú ý với tất cả các câu hỏi bạn NÊN kéo hướng câu hỏi về phía có lợi cho mình.
Ngoài ra họ còn có thể hỏi một số câu hỏi khác như hỏi về điểm số hay một số thông tin hồ sơ đặc biệt,…
Những câu hỏi này bạn có thể tùy cơ ứng biến. Còn những câu hỏi chuyên môn sẽ mang tính quyết định cao.
Trong phỏng vấn ở một số trường còn có cả phần viết tuy không phải là tất cả.
Hội đồng sẽ cho bạn thời gian chuẩn bị. Có thể khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Sau đó nộp bài. Thường họ sẽ yêu cầu bạn viết tay thì cũng đừng yêu cầu lại họ nếu bạn muốn đánh máy nhé!
Phỏng vấn apply cho các bạn hệ Đại học đơn giản hơn rất nhiều. Sẽ ít câu hỏi chuyên môn hơn. Cũng ít về các đề tài nghiên cứu hơn.
Các câu hỏi phỏng vấn cũng tương tự như của hệ Thạc/ Tiến sỹ.
Trả lời tương tự.
-> Trong hồ sơ đã có thông tin tuy nhiên để tránh trường hợp apply hộ. Bạn nên tìm hiểu kỹ về trường và ngành
-> Đưa ra câu trả lời hợp lý, khéo léo, thực tế. Không tâng bốc, khéo léo.
Với câu hỏi này bạn hãy dựa vào bản kế hoạch học tập đã viết để trả lời. Ví dụ nếu câu hỏi thiên định hướng về chuyên môn thì mình sẽ nói nhiều về chuyên môn một chút. Nếu hỏi về quy hoạch thời gian thì có thể nói qua về sự phân chia thời gian trong những năm học tới.
Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng Trung khi bạn tham gia phỏng vấn thực tế.
Chúc các bạn phỏng vấn tốt, tự tin là đã thắng 50% rồi.
Các bạn đừng quá lo lắng, với bộ câu hỏi phỏng vấn du học này, chỉ cần chuẩn bị thật tốt các câu hỏi và câu trả lời thì buổi phỏng vấn nhất định sẽ đạt kết quả tốt.
Hy vọng bài viết của Du học Thành Công sẽ giúp mọi người có được cái nhìn tổng quát nhất về du học Trung Quốc 2023.
Du Học Hán Ngữ Thành Công
Địa chỉ: Toà B, chung cư Imperia Garden, 143 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân Hà Nội
Hotline: 0975.538.385
Email: [email protected]
Fanpage: Du Học Hán Ngữ Thành Công