Cách đi du học trung quốc là câu hỏi của rất nhiều phụ huynh, học sinh, sinh viên khi có ý định đi du học tại quốc gia này. Những lo lắng, băn khoăn không biết năng lực của bản thân, của con em mình có đủ điều kiện du học hay không, điều kiện ăn ở đi lại thế nào, tài chính cần chuẩn bị là bao nhiêu.
Giải đáp nỗi băn khoăn của quý phụ huynh, học sinh, sinh viên, chúng tôi sẽ liệt kê một số lý do sau đây giúp quý phụ huynh có cái nhìn toàn diện về du học Trung Quốc.
Vị trí địa lý Trung Quốc
Một trong những lý do quan trọng để Trung Quốc trở thành điểm đến hàng đầu của người Việt Nam khi đi du học là vị trí địa lý.
Trung Quốc và Việt Nam có tổng chiều dài đường biên giới là 1449,566km, tiếp giáp giữa 7 tỉnh của Việt Nam từ Tây sang Đông là Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang – Quảng Tây của Trung Quốc.
Nhờ vị trí địa lý giáp Việt Nam nên việc đi lại giữa hai nước là vô cùng thuận tiện, chi phí rẻ. Sinh viên học sinh theo học tại Trung Quốc có thể đi tàu hỏa xuyên biên giới từ ga Hà Nội hoặc mua vé máy bay bay thẳng với chi phí chỉ từ 4 triệu – 8 triệu tùy theo hành trình và thời gian đặt vé.
Trung Quốc cũng có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu đa dạng từ miền Nam Trung Quốc với khí hậu thức ăn tương đối giống Việt Nam, học sinh sinh viên không phải lo lắng việc không thể thích nghi với cuộc sống ở Trung Quốc. Khí hậu miền Bắc Trung Quốc có 4 mùa rõ rệt, mùa đông thời tiết lạnh khô hanh và thường có tuyết cho những ai thích tận hưởng cảm giác được sống giữa tiết trời trắng xóa và ngắm tuyết rơi.
Ẩm thực Trung Quốc
Ở Việt Nam vẫn có câu nói “Ăn cơm Tàu, lấy vợ Nhật, ở nhà Tây” để chỉ nền ẩm thực phong phú nhất thế giới của Trung Quốc.
Du học Trung Quốc sẽ được thưởng thức các món ngon từ thanh đạm của miền Nam tới cay nồng nhiều dầu của miền Bắc, bước chân ra khỏi cửa là ngập tràn các hàng ăn vặt. Thức ăn Trung Quốc đa dạng từ khâu gia vị đến khâu trình bày, càng ăn quen càng mê say.
Văn hóa Trung Quốc
Trung Quốc và Việt Nam là những nước đồng văn, có văn hóa tương đồng, Trung Quốc cũng là cái nôi của nền văn minh nhân loại từ ngàn năm nay với bề dày lịch sử.
Đi du học Trung Quốc không chỉ học tập được những kiến thức trong sách vở và còn có cơ hội khám phá lịch sử văn hóa, kiến trúc lâu đời thơ mộng như trong tranh vẽ.
Văn hóa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng vì vậy sinh viên học sinh không cần phải lo lắng việc bị sốc văn hóa như đi du học các nước khác.
An ninh an toàn hàng đầu thế giới
Khác với những lời hù dọa của bậc cha chú rằng “đi Trung Quốc cẩn thận kẻo bị bắt cóc lấy nội tạng”, Trung Quốc là quốc gia có hệ thống camera phủ sóng toàn quốc kể cả trong những khu vực rừng rậm. Những ai đi Trung Quốc thường đùa nhau rằng 1 mét vuông có tới 4 camera để chỉ mức độ camera an ninh dày đặc ở đây.
Thông thường sinh viên đi du học thường chọn học các thành phố lớn thì mức độ an toàn còn cao hơn khi cách vài bước chân lại có trụ sở công an hoặc cảnh sát tuần tra. Với hệ thống an ninh nhự vậy thì không dễ dàng để một người có thể bị bắt cóc hoặc lấy nội tạng.
Hệ thống giao thông
Trung Quốc hiện tại đã vươn mình trở thành cường quốc số 1 thế giới, với hệ thống giao thông phát triển bậc nhất, cũng là nước sở hữu hệ thống tàu điện ngầm, tàu cao tốc dài nhất thế giới phủ rộng đến tận nông thôn. Nhờ hệ thống giao thông phát triển mà lĩnh vực vận tải hành khách và hàng hóa vô cùng phát triển và rẻ.
Chỉ với 60 ngàn bạn đã có thể đi tàu cao tốc từ Bắc Kinh đến Thượng Hải trong vòng 4 tiếng. Đi du học kiêm du lịch đã không còn là khó khăn.
Chi phí du học tại Trung Quốc
Nhờ hệ thống giao thông thuận tiện, giảm thời gian và chi phí vận chuyển, Trung Quốc còn là công xưởng của thế giới với đa chủng loại hàng hóa nên chi phí sinh hoạt, ăn uống tại Trung Quốc rất rẻ, thậm chí còn rẻ hơn so với ở Việt Nam.
Học phí tại các trường Đại học của Trung Quốc có mức học phí từ 40 triệu-70 triệu/1 năm. Đây là mức học phí siêu rẻ so với chất lượng giáo dục hàng đầu như Trung Quốc.
Trung Quốc cấp nhiều loại học bổng
Hầu hết sinh viên Việt Nam qua Trung Quốc du học đều học bằng học bổng, điều này cho thấy chính sách học bổng của Trung Quốc cấp cho sinh viên quốc tế là vô cùng nhiều đặc biệt là sinh viên Việt Nam.
Tại Trung Quốc hiện tại có rất nhiều loại học bổng như: Học bổng chính phủ Trung Quốc, học bổng Khổng Tự (hiện tại đổi tên thành học bổng giáo viên tiếng Trung quốc tế, học bổng của tỉnh, học bổng trường, học bổng thị trưởng, học bổng Hoa Kiều… Mỗi loại học bổng lại chia thành nhiều loại học bổng cho nhiều loại đối tượng du học khác nhau.
Thủ tục Visa dễ dàng – Hạn mức chứng minh tài chính thấp
Xin quốc tịch Trung Quốc thì khó, xin Visa Trung Quốc thì dễ, nhất là người Việt Nam. Với đường biên giới dài, người Việt Nam và Trung Quốc qua lại buôn bán học tập thường xuyên vì vậy thủ tục xin Visa cũng trở nên dễ dàng, thời gian xin cũng Visa ngắn chỉ từ 3-7 ngày làm việc, hạn mức chứng minh tài chính Visa du học tại Trung Quốc khá thấp chỉ khoảng 80 triệu – 200 triệu đồng.
Du học Trung Quốc xong có được ở lại không
Với đặc điểm dân số đông số 1 thế giới, nhu cầu giải quyết việc làm cho người dân trong nước vẫn còn là bài toán khó của chính phủ Trung Quốc nên Trung Quốc không có hình thức xuất khẩu lao động cho công dân các nước muốn đến Trung Quốc làm việc. Tuy nhiên du học sinh sau khi học tập tại Trung Quốc lại hoàn toàn có khả năng ở lại làm việc tại các công ty tại Trung Quốc hoặc thậm chí ngay tại trường, viện mà mình theo học với mức lương từ 20 triệu -80 triệu đồng.
Những khó khăn khi du học trung quốc
Rào cản ngôn ngữ
Du học Trung Quốc có những bạn đã biết tiếng Trung và có trình độ cao hoặc trường hợp sang học tiếng 1 năm, tức là các bạn chưa biết gì về tiếng Trung.
Nói về trường hợp đầu tiên: Khi bạn chưa biết tiếng Trung mà đi du học học thì bạn phải ít nhất là biết tiếng Anh. Việc học ban đầu sẽ vô cùng khó khăn vì tốc độ dạy rất nhanh, thầy cô không thể theo sát bạn để giải quyết vấn đề cho bạn. Bạn phải học từ thực tiễn. Có thể 1 năm đầu tiên của bạn sẽ rơi vào “khủng hoảng”.
Chính vì vậy bạn cần nỗ lực rất nhiều nếu không muốn về nước.
Nếu bạn đã có chứng chỉ HSK thì vẫn chưa phải là dễ dàng đâu. Bạn biết là HSK không thi nói mà.
Chính vì vậy nhiều bạn tập trung vào ôn thi, vào ngữ pháp mà bỏ quên việc luyện thi. Và những thời gian đầu khi sang học bạn vẫn sẽ bị sốc khi bạn nghe mà vẫn chưa kịp phản xạ. Tuy nhiên bạn đừng quá lo, hãy cố gắng giao tiếp để rèn luyện khả năng nói nhé! Nhưng tốt hết là bạn hãy cố gắng khi ở Việt Nam nhé!